logo

Một Vài Kiến Thức Cơ Bản Khi Sử Dụng Bếp Điện

Bếp từ và bếp điện về cơ bản đều có công dụng làm chín thức ăn nhưng cách thức và nguyên lý hoạt động của chúng lại không giống nhau.

Mặc dù bếp điện, bếp từ, bếp gas và bếp điện từ đã rất phổ biến trên thị trường nhà bếp hiện nay nhưng vẫn còn khá nhiều người chưa phân biệt được các phương pháp nấu ăn khi sử dụng các loại bếp này. Sự khác biệt lớn nhất của các loại bếp này chính là nguyên lý hoạt động của chúng. Bếp từ: sử dụng các từ trường xoáy để nấu chín thức ăn, trong khi bếp điện dùng dây dẫn nhiệt, bếp ga dùng nhiệt từ khí gas.

Để người tiêu dùng không bị nhầm lẫn các chắc năng của từng loại bếp, sau đây Saigon Home Kitchen xin chia sẻ một vài kiến thức cơ bản khi sử dụng bếp điện.

1. Nhận biết chức năng của đồng hồ điện trên mặt bếp điện

Để có thể sử dụng bếp một cách thành thạo, tránh nhầm lẫn dẫn đến cháy bếp hoặc hỏng thức ăn bạn cẩn phải nhận biết rõ từng phím trên mặt bếp như phím hẹn giờ tắt bếp, phím tăng giảm nhiệt độ…

2. Tìm hiểu về nhiệt độ của bếp điện

Bếp điện thường có nhiệt độ nóng nhanh và lớn hơn bếp gas nên bạn cần chú ý đến nhiệt độ của bếp để thay đổi theo từng mục đích sử dụng. Tránh làm cháy bếp và nguy hiểm đến người sử dụng và các thành viên trong gia đình.

3. Sử dụng chảo và các dụng cụ chuyên dùng cho bếp điện

Do bếp điện nóng nhanh hơn, sử dụng chảo cũng hấp thụ nhiệt nhanh chóng có thể là lựa chọn thông minh. Ví dụ, chảo nhôm sẽ hấp thụ nhiệt rất nhanh ngay khi bạn đặt nó trên bếp. Điều này sẽ dẫn đến thực phẩm chín một cách nhanh chóng khi bạn đặt nó trên chảo nhôm nóng. Một chảo gang hoặc chảo với lớp phủ đồng cũng phù hợp hơn cho bếp điện.

Bạn cũng nên sử dụng các dụng cụ chính xác khi nấu ăn với bếp điện. Đồ dùng bằng gỗ và những vật dụng nhà bếp có khả năng chịu nhiệt cao nên được sử dụng. Đồ kim loại thường bị hấp thụ nhiệt nhanh, tuyệt đối không được dùng đồ nhựa vì chúng có thể bị chảy ngay khi bắt đầu sử dụng.

4. Làm thế nào để tiết kiệm năng lượng khi nấu ăn bằng bếp điện

Bộ phận làm nóng của bếp điện nóng lên một cách nhanh chóng và ở nhiệt độ cao hơn và nó mất nhiệt chậm hơn. Vì vậy, bạn không nhất thiết phải tắt bếp khi món ăn đã chín kỹ mà chỉ cần tắt bếp khi thức ăn chín tới và để nhiệt độ của bếp giúp bạn nấu chín kỹ thực phẩm. Như thế bạn vừa tiết kiệm được tiền điện mà thức ăn lại chín tới tầm.